Để chỉnh nha niềng răng hiệu quả, có nhiều loại mắc cài có thể sử dụng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như yêu cầu phù hợp của từng người ở từng trường hợp niềng răng khác nhau. Và sau khi gắn mắc cài, phải có chế độ ăn uống - chăm sóc hợp lý.

Chế độ ăn uống khi niềng răng có quan trọng không?

Sở dĩ người chỉnh nha cần chú ý đặc biệt đến vấn đề ăn uống khi niềng răng là bởi vì ăn uống là việc không thể thiếu và phải duy trì hàng ngày để có đủ năng lượng làm việc, học tập và tham gia nhiều hoạt động khác. 


Tuy nhiên, khi niềng, bệnh nhân phải gắn các mắc cài lên răng. Sự hiện diện của mắc cài sẽ khiến cho thức ăn dễ giắt vào kẽ răng và vào mắc cài. Việc này sẽ gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng hàng ngày và dễ dấn đến bệnh lý răng miệng. Tìm hiểu ăn gì khi niềng răng sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm cho phù hợp, hạn chế được tình trạng kể trên.

Hơn nữa, khi răng mang mắc cài, răng vừa chịu lực đè của mắc cài, vừa chịu lực xiết nên thường yếu và nhạy cảm hơn. Nếu lực ăn nhai không phù hợp nữa sẽ là gánh nặng cho răng, dễ khiến răng bị yếu đi không thể hồi phục.

Niềng răng phải kiêng những gì?

Bất kỳ một quá trình điều trị hoặc chỉnh sửa thẩm mỹ nào cũng cần có một chế độ ăn uống phù hợp và niềng răng cũng không ngoại lệ. Để quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ và mang lại kết quả như mong đợi, bạn cần chú ý kiêng khem một số thực phẩm sau đây:

+ Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, khoai tây chiên, đá viên,...

+ Thực phẩm dai - dẻo: vỏ bánh pizza, bánh dày, bánh nếp, bánh mỳ Pháp có vỏ dai cứng,...

+ Thực phẩm cứng: kẹo, bánh sừng bò, xương,...


Ngoài ra cách ăn cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến niềng răng cụ thể: Các thực phẩm đòi hỏi thao tác ăn phải cắn ngập răng như bắp ngô, táo, cà rốt, sườn, đùi cánh gà,... thì nên tránh; Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên ăn cả miếng to, hoặc nhằn xé bằng răng, môi.
 
Top