Răng bị sâu đến tủy là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự sống của răng. Nếu không điều trị sớm có thể gây mất răng vĩnh viễn, làm giảm chức năng ăn nhai của toàn hàm. 

Dấu hiệu nhận biết răng bị sâu đến tủy

Răng bị sâu đến tủy là biến chứng của bệnh sâu răng, gây ra các cơn đau dữ dội, răng nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh. Tùy từng giai đoạn mà tổn thương gặp phải khác nhau cũng như có biểu hiện khác nhau:

- Giai đoạn đầu: Xuất hiện các cơn đau thoáng qua hoặc sau khi có kích thích, thay đổi nhiệt áp suất. Đây là dấu hiệu viêm tủy răng cơ bản nhất.
Răng bị sâu đến tủy bạn cần đến nha khoa sớm-1
Tình trạng răng sâu đến tủy*
- Giai đoạn trung bình: Cơn đau răng thành rừng cơn, vừa đau vừa ê buốt, cơn đau kéo dài vài ngày hoặc cả tuần, thậm chí lâu hơn.

- Giai đoạn sâu răng ăn sâu vào tủy: Lúc này, những cơn đau nhức sẽ nhiều hơn, cường độ đau cũng nặng hơn, cảm giác đau buốt, kéo dài liên tục. Những cơn đau nhức còn xuất hiện nhiều về đêm, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu vô cùng, ăn uống cũng không được ngon miệng.

Răng bị sâu đến tủy rất nguy hiểm, nếu không điều trị sẽ khiến tủy bị hoại tử, viêm tủy răng. Khi tủy răng chết, cơn đau sẽ hết nhưng vị trí sâu răng bị lồi thịt.

Răng sâu đến tủy nguy hiểm thế nào?

Giai đoạn sâu đến tủy là giai đoạn nặng, những cơn đau thường kéo dài nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Răng bị sâu đến tủy ảnh hưởng đến ăn uống, khiến cơ thể suy nhược trầm trọng. 

Khi sâu răng mới chớm, vi khuẩn chỉ gây đau nhức thoáng qua, nếu không lưu ý, răng sâu nặng hơn, vi khuẩn tấn công vào tủy thì mức độ đau tăng dần. Tủy răng khi bị viêm và hoại tử sẽ dẫn tới những vấn đề nguy hiểm về răng miệng như: viêm quanh chóp răng, viêm cuống răng, dần dần sẽ gây rụng răng, ổ xương răng bị áp xe, nhiễm trùng, lây sang các răng kế cận,…
Răng bị sâu đến tủy bạn cần đến nha khoa sớm-2
Điều trị tủy*

Điều trị răng bị sâu đến tủy

Có nhiều cách điều trị răng bị sâu đến tủy, tùy vào mức độ viêm nhiễm mà sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp thích hợp:

- Chữa tủy răng: Ở giai đoạn đầu, có thể điều trị tủy bằng cách làm sạch ống tủy và tạo hình lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Răng chữa tủy thường bị yếu và dễ gãy hơn nên cần phục hình lại bằng mão sứ để bảo vệ răng, duy trì ăn nhai.

- Nhổ răng: Khi ở giai đoạn nặng, không thể điều trị bằng phương pháp chữa tủy như thông thường thì bác sĩ sẽ nhổ bỏ chiếc răng này để tránh lây lan sang răng kế cận. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng, làm sạch vùng nướu, phục hình lại bằng răng giả để tránh tiêu xương hàm, giảm chức năng ăn nhai. 

Răng bị sâu đến tủy muốn điều trị hiệu quả, nhanh chóng bạn cần đến đúng địa chỉ nha khoa uy tín. Không nên tự ý điều trị bằng các cách dân gian tại nhà vì không những không trị được bệnh mà còn làm cho bệnh nặng hơn.

Ngavvt
 
Top