Sưng nướu răng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu bao bọc quanh chân răng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành những bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, áp xe răng, thậm chí mất răng... Điều trị sưng nướu răng hàm trên như thế nào? bọc răng sứ có đau không?



Nguyên nhân sưng nướu răng hàm trên
Nguyên nhân sưng nướu răng hàm trên


Nguyên nhân sưng nướu răng hàm trên


Sưng nướu răng hàm trên thường gặp khi nướu bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Mô mềm sẽ phản ứng thông qua biểu hiện sưng bọng răng, tấy đỏ kèm theo cảm giác đau nhức, khó khăn khi ăn nhai và nói chuyện. Ngoài ra, còn một số biểu hiện khác như chân răng có túi mủ, hơi thở có mùi hôi, chán ăn, đau buốt chân răng, răng bị lung lay và dễ chảy máu.

>>Xem thêm: bọc răng sứ có tháo ra được không

Nếu bị sưng nướu răng hàm trên, dù là ở răng hàm hay răng cửa bạn vẫn nên đến nha khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Có thể kể đến một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

- Vôi răng hình thành lâu ngày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ. Thức ăn trong khoang miệng không được làm sạch sẽ thành mảng bám sau 24 giờ, bị vôi hóa thành vôi răng, bám dính vào men răng. Lâu ngày, đây sẽ là ổ vi khuẩn gây sưng nướu, viêm chân răng, hôi miệng,…

- Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, cọ xát quá nhiều gây tổn thương men răng, xước nướu. Thao tác thường xuyên khiến nướu răng chưa kịp phục hồi, thức ăn và vi khuẩn có hại dễ dàng thâm nhập hơn.

- Răng mọc xô lệch, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thường gây đau nhức, khó chịu cho lợi và răng kế cận cũng gây sưng nướu răng. 


Điều trị sưng nướu răng hàm trên như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp để điều trị bệnh lý, tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có cách trị bệnh thích hợp. Khi bạn chưa thể đến nha khoa ngay, hãy áp dụng một số cách giảm đau nhanh tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên như súc miệng bằng nước trà xanh, đắp gừng tỏi giã nát hoặc súc miệng bằng dầu đinh hương. 

Nên lưu ý rằng, các cách này chỉ giảm đau tạm thời và không thể chữa sưng nướu răng hàm trên hết hẳn. Tốt nhất, nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để khám và điều trị. Tại nha khoa, có một số phương pháp chữa bệnh như sau:

- Dùng thuốc: Sử dụng thuốc kháng viêm đặc trị để chống viêm, giảm sưng, giảm đau, hoặc thuốc kháng viêm liều mạnh corticosteroid nếu nướu sưng đỏ, có dấu hiệu chảy mủ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau, thuốc sát khuẩn.

- Tiểu phẫu, nhổ răng: Là khi bệnh đã có những diễn biến phức tạp, trở nặng hơn. Tiến hành cắt bỏ túi nha chu, túi mủ, loại bỏ vôi răng, điều trị tủy răng nếu không thể phục hồi. Trong một số trường hợp không thể bảo tồn được răng, sẽ nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. 

Sưng nướu răng hàm trên là bệnh rất nguy hiểm khi không được điều trị. Vì vậy, nếu nhận thấy những dấu hiệu như đau nhức vùng nướu lợi, miệng có mùi hôi hãy đến nha khoa uy tín để các bác sĩ khám và tư vấn cách chữa trị thích hợp.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvuniengranglechlac.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top