Răng khôn bị chảy máu là tình trạng thường xảy ra khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay đâm ngang. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vấn đề bọc răng sứ có phải lấy tủy không ai cũng nên tìm hiểu. 

Răng khôn bị chảy máu phải xử lý như thế nào?-1
Răng khôn mọc lệch dễ gây chảy máu
Nguyên nhân khiến răng khôn bị chảy máu

Răng khôn bị chảy máu khi răng bị tổn thương làm cho lợi bị viêm, sưng đỏ dễ chảy máu khi đánh răng, thậm chí lúc bình thường vẫn có thể chảy máu. Nguyên nhân gây ra là do răng mọc lệch, mọc đâm ngang hay mọc ngầm khiến nướu bị viêm, vệ sinh răng miệng kém khiến răng bị sâu hoặc mắc các bệnh lý toàn thân. Cụ thể như sau:

- Chảy máu răng khôn do viêm nướu, nha chu: Đây là nguyên nhân chủ yếu, khi răng khôn mọc ngầm, phần nướu dễ bị viêm, sưng đau cùng với việc vệ sinh răng không sạch sẽ, lâu ngày dẫn đến viêm nah chu, viêm chóp răng,…

- Chăm sóc răng miệng kém: Trong giai đoạn mọc răng khôn, nếu không có cách vệ sinh răng miệng đúng sẽ khiến thức ăn bị mắc vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khẩun phát triển, nướu bị tổn thương làm chảy máu răng. Ngoài ra, việc dùng bàn chải lông cứng chải răng cũng là yếu tố gây ra răng khôn bị chảy máu.

- Do các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm quanh răng, răng bị lung lay, tiêu xương chân răng hoặc so tác động từ bên ngoài cũng khiến răng chảy máu, nướu tổn thương.

- Bệnh lý toàn thân: Thiếu vitamin C, K, suy dinh dưỡng, bệnh tiểu cầu, tiểu đường,…gây ra tình trạng chảy máu răng.

Cách khắc phục răng khôn bị chảy máu

Biện pháp tạm thời

Khi răng khôn bị chảy máu mà bạn chưa có thời gian để đến nha khoa ngay, hãy áp dụng một số cách giảm đau, hạn chế máu chảy tại nhà sau:

- Súc miệng với nước muối ấm: Hãy pha nước muối ấm loãng súc miệng 1-2 giờ/lần để loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

- Trà túi lọc: Ngâm trà túi lọc trong nước sôi 20 phút, sau đó lấy ra để nguội rồi dùng túi trà đắp lên vị trí răng bị chảy máu trong 10 phút, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì. Răng vừa bớt chảy máu vừa có thể sát khuẩn nhanh chóng.

- Bổ sung vitamin C: Nếu muốn hạn chế tình trạng răng bị chảy máu, hãy bổ sung vitamin C để nướu răng có thể chắc khỏe hơn. Các loại quả nhưu bưởi, xoài, dứa, cam,…đều chứa rất nhiều vitamin C.

Răng khôn bị chảy máu phải xử lý như thế nào?-2
Nhổ răng khôn hạn chế chảy máu*
Nhổ răng khôn tại nha khoa

Những cách giảm đau, giảm chảy máu ở trên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, tốt nhất là bạn nên sắp xếp đến trực tiếp nha khoa để thăm khám và có cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, cầm máu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi đến nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát để xác định chính xác vị trí mọc răng khôn, thời điểm nhú răng, nguyên nhân răng khôn bị chảy máu và số lượng răng mọc. Từ những kết quả này, nếu răng mọc lệch, mọc ngầm hay gây bất lợi đến răng kế cận, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Hiện nay, công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm an toàn, không gây đau, ít chảy máu được nhiều nha khoa uy tín ứng dụng. Các bước sóng từ máy siêu âm sẽ làm đứt dây chằng nha chu bên dưới chân răng, nướu răng bám dính vào thân răng. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê để không cảm thấy đau đớn trong quá trình nhổ răng khôn.

Những chia sẻ về răng khôn bị chảy máu ở trên hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề răng miệng phức tạp này.

Ngavvt
 
Top