Có nên nhổ răng khôn không để giảm đau, tiêu sưng, hạn chế biến chứng và lành thương nhanh là những băn khoăn của bệnh nhân sau khi nhổ răng số 8 ra khỏi cung hàm. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn an tâm hơn để chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi nhổ.
Răng khôn thường mọc lệch mọc ngầm
Các chuyên gia cho biết, răng khôn thực chất là răng cối lớn thứ ba, hay còn được gọi là răng số 8. Trong toàn bộ hàm răng ở người thì chiếc răng này sẽ xuất hiện muộn nhất. Răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành, khoảng từ 17 - 25 tuổi, cũng có trường hợp muộn hơn. Đây là loại răng gây nhiều tranh cãi, bởi vì chức năng thì không rõ ràng mà những phiền toái nó mang lại thì rất nhiều. Thông tin tham khảo bọc răng sứ có tốt không từ trung tâm nha khoa uy tín.
Phần lớn răng khôn đều mọc lệch. Và ước tính có khoảng 35% dân số sẽ không thấy răng khôn mọc. Nhưng việc không nhìn thấy bằng mắt thường không có nghĩa là răng khôn không tồn tại trong xương hàm.
Vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 14 cái răng (hai hàm 28 cái), nên răng khôn sẽ không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường. Đồng thời, răng khôn lại mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã ổn định, cho nên nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ.
Mới nhổ răng nên ăn gì?
Yếu tố đặt lên hàng đầu về ăn uống sau nhổ răng khôn là phương thức chế biến. Vết thương còn non lúc này không được can thiệp lực nhai quá mạnh. Do đó, bạn cần chế biến thức ăn thành dạng lỏng, loãng sao cho dễ nuốt, dễ tiêu. Trong 2 tuần này, bạn có thể cân nhắc đến một số món ăn sau:
- Có thể ăn đa dạng các loại cháo như cháo thịt, cháo cá, cháo tôm… Xay nhuyễn các loại thực phẩm này, có thể nấu kèm các loại rau xanh để bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra, bạn có thể ninh hoặc hầm nhừ để đổi bữa, tránh bị ngán. Tích cực bổ sung đạm từ hải sản thay vì đạm động vật. Trong các loại hải sản có chứa hàm lượng protein và các dưỡng chất thiết yếu cao, đặc biệt chứa các axit béo omega-3, khoáng chất và hàm lượng chất béo có độ bão hòa thấp, có lợi cho sức khỏe nói chung và cho hoạt động răng miệng nói riêng.
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả. Uống nước trái cây ép hoặc nước ép từ một số loại rau củ có tính mát như cà rốt, rau má đem lại lợi ích cho răng miệng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Lưu ý không nên ăn khi thực phẩm khi chúng còn quá nóng và hạn chế cho thêm các gia vị cay, chua vào món ăn vì dễ gây kích ứng. Vết mưng nhạy cảm với nhiệt. Việc ăn uống không cẩn trọng càng khiến cho tình trạng sưng tấy và đau nhức thêm kéo dài.