Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do những mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn bám chắc vào thành răng, khi không được được vệ sinh sẽ sản sinh là độc tố gây kích ứng và làm hỏng nướu răng.

Nguyên nhân trẻ bị viêm chân răng

Chế độ ăn uống không khoa học 

Kẹo bánh ngọt, nước ngọt có ga, đồ ăn chiên rán luôn là những món khoái khẩu của trẻ, đặc biệt là lúc trước khi đi ngủ. Đây lại là nguy cơ hàng đầu khiến cho trẻ gặp các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng như sâu răng, mòn men răng và đặc biệt là viêm chân răng ở trẻ em. 

Vệ sinh răng miệng sai cách 

Việc vệ sinh răng miệng sai cách khiến cho mảng bám thức ăn bám lại trên răng và dưới nướu. Lâu ngày những mảng bám này sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn và tấn công khoang miệng, đặc biệt là những phần mô mềm như nướu, khiến bé bị viêm chân răng gây đau nhức khó chịu. Viêm chân răng ở trẻ có nên bọc răng sứ nguyên hàm hay không?

Nguyên nhân khác 

Một số nguyên nhân như cơ thể của trẻ bị thiếu các chất, suy dinh dưỡng, dùng thuốc không đúng cách… cũng là những nguyên nhân khiến gây ra tình trạng viêm nướu răng ở trẻ em. 
 Nguyên nhân trẻ bị viêm chân răng

Viêm chân răng có mủ ở trẻ em khắc phục như thế nào? 

Khác với người lớn, điều trị viêm chân răng có mủ ở trẻ em sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ. 

Để điều trị viêm chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C. 

Lấy cao răng cho trẻ em, đặc biệt là với trẻ mới mọc răng sữa là không khả thi, do đó biện pháp vệ sinh hàng ngày sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị viêm chân răng. Hãy dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà vào răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn. 

Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng viêm nha chu trẻ em quá sớm. 

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai. 

Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatdieutrihamho.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
 
Top