Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi chính là vấn đề được chúng tôi đề cập tới trong bài viết hôm nay. Để tìm ra câu trả lời cho bài viết có nên bọc răng sứ không này, mời bạn tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi?
Thông thường, khi nhổ răng, người bệnh sẽ được bác sĩ tiêm hoặc bôi thuốc gây tê để quá trình nhổ không gây đau nhức và khó chịu. Vì thế, 2 – 3 giờ sau nhổ răng khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị sưng đau, điều này khiến nhiều người lo lắng vì không biết nhổ răng khôn bao lâu hết đau?
Trên thực tế, việc nhổ răng khôn khi nào hết đau còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên thông thường từ 2 – 3 ngày sẽ hết đau, khoảng 5 – 7 ngày triệu chứng sưng nhức chấm dứt hoàn toàn, một số trường hợp có thể nhanh hoặc lâu hơn đôi chút, phụ thuộc vào:
Nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi*
Yếu tố đầu tiên quyết định việc nhổ răng khôn khi nào hết đau chính là cơ địa của mỗi người, có người sẽ chỉ cần 2 – 3 ngày hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải mất gần 1 tuần mới hết sưng đau.
Nếu vết thương nhỏ, lỗ trống không quá rộng thì thời gian lành thương sẽ nhanh hơn. Điều này phụ thuộc vào công nghệ nhổ răng và tay nghề của bác sĩ thực hiện.
Nhổ răng khôn bị lệch, mọc ngầm hay mọc thẳng nhưng mắc các bệnh lý nguy hiểm sẽ có kỹ thuật và phương pháp nhổ khác nhau, tùy theo tình trạng răng gặp phải, vì thế mà vết thương không giống nhau, điều này ảnh hưởng đến việc nhổ răng khôn mấy ngày hết đau.
Quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng sau nhổ răng cũng ảnh hưởng lớn đến việc nhổ răng khôn bao lâu hết đau. Bởi nếu chăm sóc răng tốt, ăn nhai hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn, vết mổ không bị nhiễm trùng.
Sau nhổ răng khôn nên làm gì?
Bên cạnh chú ý đến việc nhổ răng khôn bao lâu thì khỏi, bạn nên quan tâm tới chế độ chăm sóc sau nhổ răng như thế nào.
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân nên uống sữa và ăn cháo loãng để tránh cho răng phải làm việc lúc này. Những ngày sau bệnh nhân có thể ăn uống bình thường nhưng cần nấu mềm, cắt nhỏ thức ăn. Nếu lúc này, bạn để thức ăn rơi vào ổ răng thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Lúc này, bệnh nhân không nên sử dụng tăm nhọn để lấy thức ăn ra, bởi vì tăm này thường không được tiệt trùng nên sẽ đem vi khuẩn vào ổ răng gây viêm. Bạn nên chọn các loại tăm nhựa hay chỉ nha khoa có đầu nhọn và đã được diệt khuẩn.
Sau khi nhổ răng bạn nên uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe.
Sau khi nhổ răng khôn bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là trong vòng 24 giờ sau nhổ răng.
Cần chăm sóc sau khi nhổ răng khôn để không gây ra những biến chứng nguy hiểm*
Ăn nhiều dâu tây hoặc chế biến thành sinh tố không lạnh để sử dụng, dâu tây giúp trợ lực tốt cho các loại thuốc kháng sinh, giảm đau để chúng phát huy hết tác dụng, mang lại hiệu quả cao.
Sữa tươi và chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, váng sữa, sữa chua,… cung cấp nhiều canxi, vitamin, chống nhiễm khuẩn, có tác dụng làm răng miệng chắc khỏe hơn. Sau khi nhổ răng khôn, nếu bệnh nhân hút thuốc, uống rượu bia thì vết thương sẽ lâu lành hơn.
Sữa đậu nành có khả năng làm máu đông nhanh hơn, loại sạch các mảng bám, thức ăn thừa bám trên răng, chất Lecithin trong sữa có thể làm vết thương nhanh lành và mau hết đau.
Các loại rau quả tươi như đu đủ, cà rốt, táo,… cũng rất tốt cho quá trình lành thương, giúp cung cấp chất xơ, vitamin và những khoáng chất cần thiết cho răng miệng.