Răng sữa bị sâu có nên nhổ không là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Trẻ em là lứa tuổi rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng vì thói quen thích ăn đồ ngọt. Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy răng sữa sâu có nên nhổ hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Răng sữa bị sâu có nên nhổ không?
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn nên không chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho trẻ. Trong khi hệ xương hàm và răng của trẻ đang còn yếu, với những thói quen ăn uống không lành mạnh và vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây sâu răng.
Mất răng sữa sớm sẽ khiến trẻ gặp phải khó khăn trong việc ăn nhai, phát âm không chuẩn, răng sữa mất đi khi răng vĩnh viễn chưa kịp mọc lên thì khả năng cao răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch, gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy bọc răng sứ ở đâu tốt, việc răng sữa bị sâu có nên nhổ không sẽ được bác sĩ cân nhắc và chỉ định trong trường hợp cần thiết.
Trong trường hợp răng sữa bị sâu ở mức độ nhẹ, chỉ mới bắt đầu xuất hiện những chấm đen li ti trên mặt nhai của răng thì chỉ cần lấy hết các mô răng bị sâu, sau đó trám lại bằng vật liệu nha khoa, ngăn không cho vi khuẩn tấn công trở lại.
Trường hợp sâu răng ở mức độ răng, cấu trúc răng đã bị phá hủy, răng vỡ mẻ thì cách tốt nhất là phải nhổ bỏ răng sữa để bảo vệ các răng bên cạnh. Sau khi nhổ bỏ răng sữa, bạn cần theo dõi quá trình mọc răng của trẻ, thường xuyên đưa trẻ đến kiểm tra tại các phòng khám nha khoa để kịp thời điều chỉnh khi răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch.
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ
Như vậy, việc phát hiện tình trạng sâu răng sữa càng sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và thuận lợi hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh lý sâu răng ở trẻ, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt như bánh kéo, nước uống có gas, thức ăn nhanh. Đây là những thủ phạm gây sâu răng ở trẻ em. Thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho răng và nướu.
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải dành cho trẻ em, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Để biết cụ thể răng sữa bị sâu có nên nhổ trong trường hợp trẻ nhà bạn, cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy bảo vệ hàm răng của trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.