Nhiều người thường bị ám ảnh bởi những cơn đau khi mọc răng khôn nên quyết định nhổ răng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào nhổ răng khôn cũng được mà phải thực hiện theo chỉ định của nha sĩ.
Răng khôn được chỉ định nhổ khi nào?
Không phải bất cứ chiếc răng khôn nào cũng được chỉ định nhổ bỏ. Nếu răng khôn mọc thẳng, không bị sâu hay mắc các bệnh lý khác thì việc nhổ răng khôn không thực sự cần thiết mặc dù chiếc răng này không đảm nhận bất cứ chức năng nào trên cung hàm. Thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn trong các trường hợp sau:
Răng khôn mọc thường gây ra những nỗi đau ám ảnh
- Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay mọc kẹt gây đau nhức, viêm sưng và ảnh hưởng đến chức năng nhai, khiến bạn không thể nhai nuốt thức ăn một cách dễ dàng được thì nên thực hiện nhổ răng ngay.
- Răng khôn mọc lệch khiến việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Lúc này loại bỏ răng khôn là cần thiết nhằm phòng tránh các bệnh răng miệng để bảo vệ các răng bên cạnh.
- Khi răng khôn có nguy cơ xảy ra biến chứng thì có thể nhổ răng khôn ở bất kỳ thời điểm nào khi răng khôn đã mọc.
*** Tìm hiểu phương pháp bọc răng
sứ cho răng khấp khểnh được áp dụng khi nào
Quy trình nhổ răng khôn
Nhổ răng là tiểu phẫu trong nha khoa, tuy nhiên nhổ răng khôn được các chuyên gia nha khoa nhận định là một tiểu phẫu khá phức tạp vi răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, do vậy mọi thao tác liên quan đến chiếc răng này đều khó khăn hơn tất cả những chiếc răng khác trên cung hàm.
Bước 1: Thăm khám và chụp phim
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng chiếc răng cần nhổ. Sau đó chụp phim X-Quang để xác định chính xác vị trí răng khôn, dây thần xung quanh răng để thực hiện thao tác chính xác tránh tổn thương. Nếu khách hàng muốn trồng răng cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về cấy ghép răng Implant là gì?
Bước 2: Vệ sinh và gây tê tại chỗ
Nhằm loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng trước khi tiến hành tiểu phẫu. Tiếp đó sẽ gây tê tại chỗ, nhờ vậy mà trong suốt quá trình nhổ răng bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ cảm giác đau nhức nào.
Bước 3: Thực hiện nhổ răng
Nhổ răng phải tiến hành đúng kĩ thuật để không gây ảnh hưởng thần kinh
Sau khi đã hội chẩn, phân tích bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng, máy nhổ răng siêu âm để cắt đứt các tổ chức xung quanh răng làm lung lay chân răng và lấy răng ra một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Bước 4: Khâu vết thương và hẹn lịch tái khám
Việc khâu vết thương là cần thiết để giúp nhanh lành thường và hạn chế mảnh vụn thức ăn rơi vào gây nhiễm trùng. Sau 5 ngày thì vết thương cơ bản đã lành và bạn có thể sinh hoạt bình thường. Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám, cắt chỉ để kiểm tra răng đã nhổ. Đồng thời kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bệnh nhân.